ĐẦU RA CHO NÔNG SẢN CHẤT LƯỢNG CAO

Có dịp một lần đến Thái Nguyên, bạn sẽ gặp rất nhiều nông dân trồng trà trăn trở cho đầu ra của sản phẩm trà đặc sản Thái Nguyên. Từ lâu, cây chè đã gắn bó với biết bao thế hệ người nông dân nơi đây, chẳng biết từ khi nào, cây chè đã trở thành thương hiệu, thành đặc sản cho vùng núi rừng Thái Nguyên. Người nông dân nơi đây, từ cha truyền con nối, tiếp bước bao thế hệ đi trước, họ vẫn bám trụ với cây chè, để sản xuất ra những thức uống làm nức lòng người Việt và du khách gần xa.

Cây chè Thái Nguyên được trồng với công nghệ sạch, không hóa chất. Ở đây, người dân không dùng các loại thuốc tăng trưởng, thuốc kích thích lá, không dùng các loại thuốc hóa học nên vẫn giữ được cách trồng chè truyền thống, mang lại cây chè sạch, cung cấp lá, nõn tinh nguyên, mang đậm chất trà Thái Nguyên. Điều đặc biệt hơn, các dòng trà Thái Nguyên đều được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, được thị trường các nước Châu Âu tin dùng, chấp thuận cho phép nhập khẩu vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ. Điều này chứng tỏ trà Thái Nguyên là mặt hàng nông sản chất lượng cao của Việt Nam.

Tuy nhiên hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt của trà Trung Quốc, trà ở các vùng miền khác trồng theo kiểu mì ăn liền thì trà Thái Nguyên đang ngày càng cố gắng trụ vững trên thương trường với một niềm tin về dòng trà sạch, nguyên chất, mạng đậm hương vị Thái Nguyên. Sự cạnh tranh còn khốc liệt hơn khi các dòng sản phẩm nước uống đóng chai, nước giải khát ra đời, một lượng không nhỏ các loại bột trà, cà phê, rượu bia,...làm cho một thức uống truyền thống từ bao đời nay là trà Thái Nguyên dần dần thu hẹp thị phần.

ĐẦU RA CHO NÔNG SẢN CHẤT LƯỢNG CAO, TRÀ THÁI NGUYÊN, TEA VIETNAM, TEAVIET, TRÀ NGON, KHAY TRÀ ĐẸP, BỘ ẤM PHA TRÀ, BÁN TRÀ NGON, QUÀ TẶNG, QUÀ TẶNG ĐẸP

Hiện nay, sản lượng trà Thái Nguyên cung cấp trên thị trường rất nhiều, nhưng cũng chưa hết công suất mà người dân làm ra. Sự lo lắng, ưu tư in hằn trên từng khuôn mặt người dân nơi đây, làm thế nào để có đầu ra cho dòng trà Thái Nguyên? Một câu hỏi lớn không chỉ của tôi mà còn là câu hỏi của những người dân Thái Nguyên, suốt cả cuộc đời gắn bó với câu chè.

Để đầu ra của dòng trà Thái Nguyên nói riêng và nông sản chất lượng cao ở Việt Nam nói chung được có thị phần, có chỗ đứng trong thương trường, đối mặt với thị trường chung TTP, sự cạnh tranh của cộng đồng chung ASEAN thì hơn ai hết người nông dân Thái Nguyên kiên quyết giữ vững cách trồng và sản xuất chè sạch, không hóa chất, tuân thủ tiêu chuẩn VietGap, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào trong cách trồng và sản xuất trà Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, cần tăng cường quảng bá hình ảnh, đưa hình ảnh trà Thái Nguyên bay cao, bay xa không những trong nước mà ra quốc tế. Xây dựng hình ảnh trà Thái Nguyên là nông sản chất lượng cao nhất của Việt Nam, là thức uống có chất lượng, rất tốt cho sức khỏe đối với con người chúng ta.

ĐẦU RA CHO NÔNG SẢN CHẤT LƯỢNG CAO, TRÀ THÁI NGUYÊN, TEA VIETNAM, TEAVIET, TRÀ NGON, KHAY TRÀ ĐẸP, BỘ ẤM PHA TRÀ, BÁN TRÀ NGON, QUÀ TẶNG, QUÀ TẶNG ĐẸP

Mặt khác, cần đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tại thị trường trong nước, hơn bao giờ hết người Việt Nam cần ủng hộ các dòng sản phẩm nông nghiệp do chính người nông dân Việt Nam sản xuất ra. Chính cách mang lại chiến thắng ngay trên sân nhà thì còn sợ gì trên sân khách?

Nếu làm được như vậy, tôi tin tưởng một ngày không xa trong tương lai, trà Thái Nguyên sẽ là dòng sản phẩm nước uống được đông đảo người Việt Nam và bạn bè quốc tế tin dùng. Lúc đó, nổi lo lắng về đầu ra của nông sản chất lượng cao của người nông dân Thái Nguyên không còn, người dân an tâm canh tác, sản xuất, phục vụ cho đời, góp phần dựng xây quê hương đất nước, đưa Việt Nam lên tầm cao mới trong việc xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới.

ĐẦU RA CHO NÔNG SẢN CHẤT LƯỢNG CAO, TRÀ THÁI NGUYÊN, TEA VIETNAM, TEAVIET, TRÀ NGON, KHAY TRÀ ĐẸP, BỘ ẤM PHA TRÀ, BÁN TRÀ NGON, QUÀ TẶNG, QUÀ TẶNG ĐẸP

ĐẦU RA CHO NÔNG SẢN CHẤT LƯỢNG CAO


ĐẦU RA CHO NÔNG SẢN CHẤT LƯỢNG CAO , TEA VIETNAM , TEAVIET , BỘ ẤM PHA TRÀ , QUÀ TẶNG ĐẸP

Bài viết liên quan
list TRÀ NẮNG XUÂN (30.12.2015)