TRÀ ĐẠO Ở CÁC NƯỚC

Trên thế giới có nhiều phong cách pha trà khác nhau tuỳ theo văn hoá của từng quốc gia. Thậm chí cách pha trà của một nước bị ảnh hưởng bởi nhiều luồng văn hoá khác nhau để tạo ra phong cách pha trà riêng, Việt Nam của chúng ta một ví dụ điển hình. Cách pha trà của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi kiểu pha trà rất xưa của Trung Quốc cộng với một chút Tây hoá do bị ảnh hưởng trong thời Pháp thuộc.

1.Pha trà kiểu cổ Trung Quốc

Trung Quốc nổi tiếng với Công Phu trà là cách pha trà với nhiều bước và mang trọng tính hình thức rất cao giống như trà đạo Nhật Bản. Nhưng đây không phải là phong cách pha trà phổ biến nhất ở quốc gia này, cách thức phổ biến nhất và có từ rất xưa đó là: cho trà vào cốc, cho nước sôi vào, rồi uống thẳng từ cốc, hết đến đâu lại châm nước đến đó. Không cần câu nệ đến nhiệt độ nước hay thời gian ngâm trà. Đây là cách uống phổ biến dân thường, đặc biệt là vùng Hàng Châu nơi khai sinh ra “ngự trà” Long Tỉnh. Trà Long Tỉnh thường được pha bằng cốc và uống thẳng từ cốc, khi cốc thuỷ tinh bắt đầu xuất hiện thì việc uống trà Long Tỉnh trong cốc thuỷ tinh được xem là trào lưu chỉ dành riêng cho thương gia giàu có và hoàng tộc. Khi ấm trà ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 13 thì người uống trà lại uống trà thẳng từ vòi ấm, một thời gian sau thì hình thức chiết trà từ ấm ra những chén nhỏ mới ra đời. 2.Công Phu Trà Công Phu trà là cách pha trà gồm nhiều bước và kỹ thuật phức tạp. Về thời điểm ra đời của Công Phu trà thì các học giả đều đồng ý vào khoảng thế kỷ 18, còn nơi cho trà đời phong cách này thì vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Phần lớn thì cho rằng kungfu trà có nguồn gốc từ Vũ Di (Phúc Kiến ngày nay) và vào khoảng thế kỷ 18 thì việc sản xuất và xuất khẩu trà của Phúc Kiến bắt đầu phát triển mạnh nên công phu trà cũng từ đó mà lan toả đi khắp nơi. Nhưng cũng có không ít người cho rằng công phu trà thực chất đến từ Triều Sán là khu vực bao gồm thành phố Kiết Dương, Sán Đầu và Triều Châu ngày nay. Theo nguồn người viết tham khảo thì đúng là Công Phu Trà bắt nguồn từ Triều Sán với tên gọi là 工夫茶 dịch là Công Phu Trà với “công phu” mang ý nghĩa là cần rất nhiều thời gian và nỗ lực tập luyện để pha trà thành thục. Sau khi cách pha này bắt đầu phổ biến ở những vùng khác thì lại bị gọi thành 功夫茶 cũng là Công Phu Trà vì 功 cũng thuộc bộ 工 nhưng lại mang ý nghĩa khác. Từ “công phu” mới có ý nghĩa mang hơi hướng võ thuật và biểu diễn với ý nghĩa là pha trà với các động tác mạnh mẽ như múa quyền thuật. Điều này  cũng thể hiện qua việc Công Phu Trà của Triều Sán thường đơn giản hơn với ít bước cũng như dùng ít trà cụ so với Công Phu Trà mới.
pha trà, công phu trà, kungfu trà, trà đạo trung hoa

   Các bước Công Phu trà theo phong cách Triều Sán.                       Ảnh: themandarintearoom.com

Về cơ phản thì cả hai phong cách cũ và mới đều khá giống nhau với việc kiểu của Triều Sán đơn giản hơn một chút. Trà cụ của Công Phu Trà theo phong cách Triều Sán thường cơ bản bao gồm ấm tử sa/chén khải, chén, khay ấm và khay chén. Về cách pha thì dùng ấm và chén khải có dung tích nhỏ, tỷ lệ trà với nước lớn, ngâm trà trong thời gian ngắn rồi chiết ra chén. Phải lặp lại như vậy từ 2-3 lần thì mới mới đầy chén. Công Phu Trà kiểu mới cũng bao gồm các bước tương tự nhưng cầu kỳ hơn một chút là có thêm khay trà (thường làm bằng gỗ hoặc tre), tống (tách lớn dùng để chiết trà từ ấm ra), lọc trà (lọc cặn trà khi rót từ ấm vào tống), tách để thử mùi trà, bút lông (để quét nước trà thấm đều trên mặt khay trà), trà thú (con vật làm bằng đất để trên khay trà với mục đích trang trí) và một số dụng cụ cơ bản khác. Với nhiều dụng cụ hơn nên Công Phu trà kiểu mới cũng có cách pha nhiều bước hơn.Hiện này thì hầu hết hiệu trà và trà quán với chủ đề trà Trung Hoa trên thế giới thì đều áp dụng Công Phu Trà mới này. Phần lớn những người yêu thích Công Phu Trà cũng đều áp dụng cách pha mới nhưng với sự tối giản tối đa với ít dụng cụ và các bước pha hơn.

3.Pha trà kiểu phương Tây

Trà lần đầu tiên xuất hiện ở phương Tây vào thế kỷ 17 bởi Dutch East India Company. Đây là công ty chuyên trao đổi và luân chuyển hàng hoá hàng hoá thuộc hàng lớn nhất thế giới vào thời gian đó, công ty này cũng là công ty có hình thức tập đoàn và là công ty phát hành trái phiếu đầu tiên trên thế giới. Bên cạnh mặt hàng gia vị phổ biến thì trà là một trong những sản phẩm chính đến từ phương Đông mà công ty này nhập khẩu. Ấm sứ và trà vào thời gian này được nhập chủ yếu từ Trung Quốc nên ở Anh vào thời gian này mới xuất hiện từ “china” vừa dùng để gọi Trung Quốc vừa dùng để gọi những sản phẩm làm bằng sứ. Do đắt đỏ vì phải nhập từ phương Đông xa xôi nên uống trà ban đầu chỉ dành cho giới thượng lưu, hình thức tiệc trà hay trà chiều cũng ra đời khi giới thượng lưu họp mặt để thưởng trà và dùng điểm tâm. Cách pha trà kiểu phương Tây thực chất rất đơn giản. Dụng cụ cũng chỉ bao gồm ấm và tách trà bằng sứ. Trà được pha trong những ấm bằng sứ,tỷ lệ trà và nước thấp, thời gian ngâm thường là hơn một phút rồi nước trà được chiết ra những tách nhỏ bằng sứ. Khi nhiều loại trà bắt đầu xuất hiện ở các nước phương Tây thì cách pha cũng cầu kỳ hơn một chút thì có thêm nhiệt kế để đo nhiệt độ nước khi pha trà. Chẳng hạn như trà xanh thì dùng nước 80°C còn trà đen thì 100°C. Sau này khi trà túi lọc ra đời vào năm 1903 thì hình thức cho gói trà túi lọc vào tách sứ lớn lại trở thành hình thức pha trà phổ biến nhất ở các quốc gia phương Tây.

4.Pha trà kiểu Việt Nam

Cách pha trà của Việt Nam khá giống với phương Tây nên nhiều người nghĩ rằng cách pha này có từ thời Pháp thuộc. Nhưng thực chất thì trà đã có mặt ở nước ta từ rất lâu hay chính xác hơn thì tây bắc Việt Nam cùng với Vân Nam (Trung Quốc), bắc Lào và Miến Điện chính là cái nôi của trà thế giới. Nghề gốm sứ theo ghi chép thì bắt đầu phát triển ở nước ta vào khoảng đầu thế kỷ 12 vào thời nhà Lý, khi ấm trà sứ được phát minh vào cuối thế kỷ 13 ở Trung Quốc thì một thời gian sau Việt Nam cũng bắt đầu làm được ấm trà. Cách pha trà của Việt nam hiện này khá giống với kiểu cổ của Trung Quốc đó là trà được pha bằng ấm sứ, nước pha trà phải thật sôi, ngâm trong khoảng vài phút rồi lại chiết ra chén, hết thì lại châm nước khác. Đây là cách pha phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, đây cũng được xem là “trà đạo” của nước ta vì thể hiện đúng bản chất của con người Việt Nam: bình dị và không câu nệ hình thức.
pha trà, gốm sứ, gốm sứ việt nam

                                Gốm sứ Chu Đậu

Công Phu Trà là một hình thức pha trà cũng khá phổ biến ở nước ta, nhất là trong giới mê trà và ấm của Trung Quốc. Không có tài liệu nào cho biết cách pha này có ở Việt Nam từ lúc nào nhưng theo tác giả suy đoán thì cách pha trà này có thể xuất hiện vào khoảng thế kỷ 18 khi người Triều Châu hay người Tiều nhập cư vào nước ta. Ẩm thực của người Triều Châu là một nét văn hoá đặc sắc ở nhiều tỉnh phía Nam nên không có gì ngạc nhiên khi họ mang Công Phu Trà phong cách Triều Sán đến với nước ta (Triều Châu là thành phố thuộc Triều Sán). Sau này khi giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển thì Công Phu Trà không chỉ phát triển ở nhiều nước phương Tây mà ở cả Việt Nam.

5.Trà đạo Nhật Bản

Trà bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 9 bởi nhà sư Eichu (Vĩnh Trung) sau khi từ Trung Quốc trở về quê nhà. Vào thời gian này thì loại trà được dùng phổ biến là sencha, là loại trà xanh còn nguyên lá giống như trà xanh ở Trung Quốc hay Việt Nam nhưng thay vì được diệt men bằng xao trên chảo thì sencha được diệt men bằng cách hấp. Tuy nhiên giai đoạn này trà là loại thức uống không được ưa chuộng cho lắm. Đến khoảng cuối thế kỷ 12 thì bột trà xanh matcha mới ra đời bởi một nhà sư khác có tên là Eisai, cũng sau chuyến trở về của ông từ Trung Quốc. Một thời gian ngắn sau thì bột trà xanh được sử dụng trong các nghi lễ mang tính tôn giáo rồi nhanh chóng phổ biến trong giới võ sĩ. Đến thế kỷ 15 thì những nghi thức cơ bản của trà đạo Nhật Bản bắt đầu được sáng tạo bởi Murata Juko, một người theo đạo Phật và có một niềm đam mê rất lớn đối với trà và thiền. Văn hoá uống trà trở nên cực thịnh vào thế kỷ 16 và trà đạo Nhật Bản trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng của quốc gia này.  trà thái nguyên, chè thái, chè thái nguyên, ban tra thai nguyen, BÁN CHÈ THÁI NGUYÊN, MUA CHÈ THÁI NGUYÊN Ở ĐÂU,TRÀ ĐẠO Ở CÁC NƯỚC Các dụng cụ cơ bản được sử dụng trong trà đạo Nhật Bản đó là:
  • Trà cân (chakin): một dạng khăn tay nhỏ bằng vải dùng để lau chén trà.
  • Trà uyên (chawan): chén trà.
  • Trà khí (chaki): hộp đựng trà.
  • Trà tiêu (chashaku): thìa múc trà.
  • Trà tiển (chasen): một dạng chổi làm bằng tre để khuấy trà.
 

6.Pha trà kiểu Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc giá tiêu thụ trà lớn nhất thế giới tính theo lượng trà trung bình tiêu thụ trên đầu người. Tuy nhiên vào trước thế kỷ 20 thì quốc gia này chưa trồng được trà và phải nhập khẩu trà từ những nước khác trong khu vực. Trà bắt đầu được trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1913 nhưng qua nhiều biến động về chính trị nên kết quả không khả quan, phải đến năm 1937 thì chính phủ nước này mới thực sự đặt quyết tâm vào cây trà bằng cách nhập hàng tấn hạt trà giống từ Georgia và đầu từ nhiều cơ sở hạ tầng khác. Và đến hiện nay thì Thổ Nhĩ Kỳ luôn nằm trong top 5 những quốc gia sản xuất cũng như tiêu thụ trà lớn nhất thế giới. Người Thổ thích pha trà trong một loại ấm trà đặc biệt có tên là çaydanlık, đây là loại ấm bao gồm hai ấm được chồn lên nhau. Khi pha trà thì họ rót đầy nước sôi vào ấm bên dưới, còn ấm phía trên thì chứa trà và rót một phần nước nhỏ chỉ đủ ngập trà mà thôi. Sau một khoảng thời gian nhất định thì nước ở ấm bên dưới sẽ được thêm vào ấm phía trên, tuỳ theo “gu” mà nước được thêm vào nhiều hay ít. Trà được chiết ra những tách trà nhỏ bằng thuỷ tinh và người uống có thể cho thêm đường nếu muốn. Người Thổ thích uống trà đen và có thường có “gu” uống trà rất đậm.
am-tra-tho-nhi-ky

Các dụng cụ cơ bản khi pha trà của người Thổ Nhĩ Kỳ.                                Ảnh: Flickr

Ở những vùng miền trung và Đông của Thổ Nhĩ Kì thì người dân lại pha trà bằng samovars, một dạng bình bằng inox dùng để pha trà bị ảnh hưởng bởi văn hoá trà của Nga.

THÔNG TIN LIÊN HỆ TEAVIET.COM NGO GIA PHAT Production Trading Co.Ltd

Number 123A, La Xuan Oai street, Tang Nhon Phu A ward, Distric 9, HCM city Tel: (08) 6278 7969 – 0901 899 333 (Ms Như)  Email: [email protected] hoặc [email protected] Website: www.teaviet.com Facebook: https://www.facebook.com/nhuteaviet


TRÀ ĐẠO Ở CÁC NƯỚC

Bài viết liên quan
list VẾT SẸO (25.09.2015)
list Khay Trà (17.09.2015)